'Sông tuyết' ở Hà Nam có hàm lượng amoni vượt trên 70,3 lần cho phép
Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại dòng “sông tuyết” tại Hà Nam cho thấy, hàm lượng amoni có trong nước vượt trên 70,3 lần cho phép
Tỉnh Hà Nam mới công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước tại khu vực dòng mương có hiện tượng nổi bọt trắng xóa trên mặt nước làm dư luận xôn xao trong thời gian gần đây.
Theo đó, hàm lượng amoni có trong nước vượt trên 70,3 lần cho phép. Nồng độ oxy hòa tan dưới 2,5 lần giới hạn cho phép. Nước sông bị ô nhiễm ở cấp độ 2 - mức nghiêm trọng
Sở TN-MT tỉnh Hà Nam đề nghị UBND các huyện thành phố kịp thời cho các xã phường ven sông Nhuệ, sông Đáy có biện pháp phòng ngừa để hạn chế thiệt hại về nguồn lợi thủy sản. Nhân dân trong khu vực cần sử dụng tiết kiệm nước sạch. Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam cần đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.
|
Amoni có hại như thế nào?
Amoni là chất khí không màu và có mùi khai. Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+.
Bản thân Amoni không quá độc với cơ thể, nhưng nếu tồn tại trong nước với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nó có thể chuyển hóa thành các chất gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7g nitrit và 3,65g nitrat. Trong khi hàm lượng cho phép của nitrit là 0,1 mg/lít và nitrat là 10-50 mg/lít.
Nếu nồng độ amoni trong nước cao, rất dễ sinh nitrit (NO2). Trong cơ thể động vật, nitrit và nitrat có thể biến thành N – nitroso – là chất tiền ung thư.
Nước nhiễm amoni còn nghiêm trọng hơn nhiễm asen rất nhiều vì amoni dễ dàng chuyển hoá thành chất độc hại, lại khó xử lý. Amoni là chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, khi vào trong cơ thể sẽ chiếm mất oxy khiến cho trẻ bị xanh xao, ốm yếu, thiếu máu, khó thở do thiếu oxi tỏng máu. Đến một giai đoạn nào đó khi nhiễm amoni nặng sẽ gây ngộp thở và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như các tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã đề ra mức giới hạn 3 và 50mg/l đối với nitrit và nitrat tương ứng nhằm ngăn ngừa bệnh mất sắc tố máu (methaemoglobinaemia) đặ biệt đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Trước đó, như đã đưa tin những ngày cuối năm 2017, đầu 2018 đoạn kênh chảy qua khu vực trạm bơm Chợ Lương (xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) bị biến thành “dòng sông tuyết”, kéo theo mùi hôi thối nồng nặc làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây.
Trước hiện tượng bất thường này, nhiều người nghi vấn là do doanh nghiệp xả thải ra. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Hà Nam, tình trạng bọt phủ đầy kênh A48 là do nguồn nước từ sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng.
http://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/tinh-nhanh-moi-truong/song-tuyet-o-ha-nam-co-ham-luong-amoni-vuot-tren-703-lan-cho-phep-a21746.html
Post a Comment