Thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
Thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Ảnh minh họa/internet
GD&TĐ - Một trong những lý do cần thiết để sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học là nhằm đáp ứng những yêu cầu về thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập.
Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã đề ra mục tiêu đối với GDĐH:
Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học; Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; Đa dạng hóa các loại hình cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề.
Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ cho GDĐH như: Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra; Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và GDĐH; Tăng tỉ lệ trường ngoài công lập đối với GDĐH; Đổi mới căn bản công tác quản lý GDĐH, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; coi trọng quản lý chất lượng.
Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công”.
Giải quyết những vấn đề cấp bách
Do vậy, cần thiết phải đổi mới hệ thống quản lý GDĐH, với những nhiệm vụ chính là: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với GDĐH phù hợp với điều kiện tự chủ đại học, trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDĐH, hoàn thiện cơ chế tài chính đối với GDĐH; Nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH; Đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế…
Bên cạnh đó, yêu cầu về hội nhập quốc tế đối với GDĐH có tác động tới toàn bộ hệ thống, từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, các cơ sở GDĐH, người học và người dạy, cũng như hệ thống cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của GDĐH.
Thực hiện hội nhập quốc tế đối với GDĐH sẽ đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học và người dạy, của cơ sở GDĐH, khu vực doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng sản phẩm GDĐH.
Điều đó không chỉ đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà còn đóng góp cho khu vực và thế giới theo cơ chế đa văn hóa, đa quốc gia nhưng chung thị trường và cạnh tranh cùng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành trong thời gian qua khi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Luật GDĐH năm 2012. Do đó, cần phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các chính sách đối với GDĐH.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật GDĐH năm 2012, Dự án Luật được ban hành sẽ mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hệ thống GDĐH phát triển.
http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/the-che-hoa-quan-diem-doi-moi-can-ban-toan-dien-gddt-3918777-v.html
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu rõ: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã đề ra mục tiêu đối với GDĐH:
Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học; Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; Đa dạng hóa các loại hình cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề.
Theo đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ cho GDĐH như: Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDĐH gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra; Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng; Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và GDĐH; Tăng tỉ lệ trường ngoài công lập đối với GDĐH; Đổi mới căn bản công tác quản lý GDĐH, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; coi trọng quản lý chất lượng.
Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã chỉ rõ mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công”.
Ảnh minh họa/internet |
Giải quyết những vấn đề cấp bách
Do vậy, cần thiết phải đổi mới hệ thống quản lý GDĐH, với những nhiệm vụ chính là: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với GDĐH phù hợp với điều kiện tự chủ đại học, trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các cơ sở GDĐH, hoàn thiện cơ chế tài chính đối với GDĐH; Nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở GDĐH; Đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn quốc tế…
Bên cạnh đó, yêu cầu về hội nhập quốc tế đối với GDĐH có tác động tới toàn bộ hệ thống, từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, các cơ sở GDĐH, người học và người dạy, cũng như hệ thống cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo của GDĐH.
Thực hiện hội nhập quốc tế đối với GDĐH sẽ đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học và người dạy, của cơ sở GDĐH, khu vực doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng sản phẩm GDĐH.
Điều đó không chỉ đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà còn đóng góp cho khu vực và thế giới theo cơ chế đa văn hóa, đa quốc gia nhưng chung thị trường và cạnh tranh cùng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Đặc biệt, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành trong thời gian qua khi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi khác biệt so với thời điểm ban hành Luật GDĐH năm 2012. Do đó, cần phải thay đổi quan điểm, mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các chính sách đối với GDĐH.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật GDĐH năm 2012, Dự án Luật được ban hành sẽ mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả tự chủ đại học, giải quyết những đòi hỏi cấp bách trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hệ thống GDĐH phát triển.
http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/the-che-hoa-quan-diem-doi-moi-can-ban-toan-dien-gddt-3918777-v.html
Post a Comment