Việt Nam chi mạnh cho công nghệ hiện đại
Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, chỉ số chi tiêu của chính phủ cho các sản phẩm công nghệ hiện đại của Việt Nam đạt 4,5 điểm, xếp hạng 11, trên cả Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh.
Về năng lực cạnh tranh tổng thể, tuy bị tụt 5 bậc so với năm ngoái, xếp hạng 75 trong tổng số 133 nền kinh tế, song theo đánh của WEF, Việt Nam vẫn được xếp hạng khá cao về khả năng sáng tạo, đứng thứ 44 trong số 133 nền kinh tế tham gia xếp hạng.
Không những thế, Việt Nam cũng xếp hạng cao với các vị trí 48, 51 và 62 trong các đánh giá về trụ cột đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ, trình độ công nghệ của doanh nghiệp và mật độ máy tính cá nhân trên 100 dân.
Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi |
Về năng lực cạnh tranh tổng thể, tuy bị tụt 5 bậc so với năm ngoái, xếp hạng 75 trong tổng số 133 nền kinh tế, song theo đánh của WEF, Việt Nam vẫn được xếp hạng khá cao về khả năng sáng tạo, đứng thứ 44 trong số 133 nền kinh tế tham gia xếp hạng.
Không những thế, Việt Nam cũng xếp hạng cao với các vị trí 48, 51 và 62 trong các đánh giá về trụ cột đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ, trình độ công nghệ của doanh nghiệp và mật độ máy tính cá nhân trên 100 dân.
Cũng trong ngày 9/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2010 khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam xếp vị trí 93 trong tổng số 183 nền kinh tế được khảo sát, tụt 2 bậc so với năm ngoái, tuy đã có những cải cách đáng kể ở hai lĩnh vực "nóng" là thành lập doanh nghiệp và nộp thuế.
Lý giải vấn đề nêu trên, bà Sylvia Solf, Giám đốc Chương trình, Dự án Môi trường Kinh doanh của WB cho biết, mặc dù Việt Nam đã rất nỗ lực nhưng các nước khác đã có sự cải cách nổi bật hơn Việt Nam. Đây là năm đặc biệt, cả thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng, vì vậy, tất cả các nước đều có những cải cách.
Những nỗ lực đáng kể của Việt Nam là giảm được 2 ngày trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%, áp dụng một luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng mới, áp dụng các thủ tục hải quan mới…
Tuy nhiên, theo bà Penelope Brook, Quyền Phó Chủ tịch phụ trách Phát triển Khu vực Kinh tế tư nhân và Tài chính của WB, dù rất quan trọng nhưng “môi trường kinh doanh không phải là yếu tố chính quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Vấn đề chính là khả năng nắm bắt cơ hội của họ”.
http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Viet-Nam-chi-manh-cho-cong-nghe-hien-dai/22265.vgp
Post a Comment