Tiền cấp cho trường sư phạm và sự lạc hậu của chính sách miễn học phí
(GDVN) - Thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ.
Được biết, chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phíđược quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998, Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: ”Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí”.
Trong những năm qua, kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí ngành sư phạm do ngân sách nhà nước bảo đảm, thông qua việc cấp chi thường xuyên và cấp bù học phí cho các cơ sở đào tạo sư phạm.
Theo đó, chi phí đào tạo sinh viên sư phạm tại các trường đại học hiện nay không chỉ là số kinh phí các trường được cấp bù học phí sư phạm mà các trường còn được cấp kinh phí chi thường xuyên, khoản kinh phí này đóng góp phần lớn vào chi phí đào tạo sư phạm tại các trường.
Thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ. (Ảnh minh họa: Báo Công an nhân dân) |
Thống kê kinh phí cấp cho 6 trường sư phạm thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, 2017 như sau:
TT
|
Tên đơn vị
|
Kinh phí cấp năm 2016(Triệu đồng)
| ||||
Cộng
|
KP thường xuyên SP
|
Cấp bù học phí SP
|
Quy mô SV sư phạm (người)
|
CP đào tạo SP/SVSP
| ||
1
|
Đại học SP Hà Nội
|
139.236
|
100.936
|
38.300
|
6.281
|
22,17
|
2
|
Đại học SP TP. HCM
|
75.255
|
38.715
|
36.540
|
7.088
|
10,62
|
3
|
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
|
75.634
|
42.024
|
33.610
|
6.733
|
11,23
|
4
|
Đại học SPTDTT Hà Nội
|
24.749
|
13.029
|
11.720
|
1.089
|
22,73
|
5
|
Đại học SPTDTT TP.HCM
|
20.260
|
13.110
|
7.150
|
1.330
|
15,23
|
6
|
Đại học SP Nghệ thuật TƯ
|
16.931
|
5.841
|
11.090
|
1.326
|
12,77
|
Tổng cộng
|
352.065
|
213.655
|
138.410
|
23.847
|
14,76
|
TT
|
Tên đơn vị
|
Kinh phí cấp năm 2017(Triệu đồng)
|
So sánh CP đào tạo SP 2017 với 2016
| ||||
Cộng
|
KP thường xuyên SP
|
Cấp bù học phí SP
|
Quy mô SV sư phạm (người)
|
CP đào tạo SP/SVSP
| |||
1
|
Đại học SP Hà Nội
|
109.387
|
72.387
|
37.000
|
5.800
|
18,86
|
-15%
|
2
|
Đại học SP TP. HCM
|
79.339
|
42.339
|
37.000
|
6.566
|
12,08
|
14%
|
3
|
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
|
64.941
|
32.941
|
32.000
|
5.968
|
10,88
|
-3%
|
4
|
Đại học SPTDTT Hà Nội
|
20.984
|
9.802
|
11.182
|
909
|
23,08
|
2%
|
5
|
Đại học SPTDTT TP.HCM
|
20.041
|
12.357
|
7.684
|
1.322
|
15,16
|
0%
|
6
|
Đại học SP Nghệ thuật TƯ
|
16.380
|
4.925
|
11.455
|
1.241
|
13,20
|
3%
|
Tổng cộng
|
311.072
|
174.751
|
136.321
|
21.806
|
14,27
|
-3%
|
Nhìn nhận những tác động của chính sách không thu học phí của sinh viên sư phạm được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá:
“Việc được miễn giảm học phí là một trong những lý do chính, thu hút được khoảng 50.5% sinh viên chọn ngành sư phạm. Chính sách này đã có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng ký học ngành sư phạm”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã có số lượng không nhỏ sinh viên chọn ngành sư phạm vì lý do miễn học phí. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều năm qua sinh viên sư phạm chưa thể rơi vào miền chọn nghề tối ưu theo mô hình hướng nghiệp hiện đại.
Bên cạnh đó, việc sinh viên sư phạm ra trường khó kiếm việc làm, lương thấp, áp lực công việc cao cộng với những đãi ngộ và vị thế của giáo viên không còn được đánh giá đúng mức là một rào cản rất lớn trong việc thu hút những học sinh giỏi vào các trường sư phạm cũng như thu hút nhân lực có tiềm năng trở thành nhà giáo.
Và tỷ lệ sinh viên sư phạm tốt nghiệp và có việc làm trong ngành giáo dục sau 3 tháng là trên 50%.
Như vậy, số lượng sinh viên không theo ngành sư phạm sẽ làm việc ngoài ngành (trừ một số sinh viên chờ đợi đợt tuyển mới).
Điều này sẽ dẫn đến việc sự đầu tư của nhà nước sẽ không mang đến hiệu quả như mong đợi, sự “thất thu” trên bình diện đầu tư sẽ diễn ra.
Bởi lẽ, thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ....
Từ những lí do trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: “Chính sách này đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình mới; tuy có trở thành lý do lôi cuốn một số học sinh trung học phổ thông và một số đối tượng khác chọn ngành sư phạm nhưng chưa hẳn đó là yếu tố thúc đẩy đích thực và bền vững”.
Do đó, trong dự thảo sửa đổi Luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất bỏ chính sách không không thu học phí sinh viên sư phạm.
Thay vào đó bằng chính sách ưu tiên trong tín dụng, cấp học bổng toàn phần cho sinh viên sư phạm tương đương học phí phải đóng góp.
“Phương án này sẽ đảm bảo để các trường sư phạm vẫn có thể thu hút người giỏi vào học, đồng thời tạo được sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc thu và sử dụng học phí sư phạm so với các ngành học khác”, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 89 Luật Giáo dục quy định như sau:
Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học; được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định.
Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tien-cap-cho-truong-su-pham-va-su-lac-hau-cua-chinh-sach-mien-hoc-phi-post184476.gd
|
Post a Comment