Nhiều văn bản của Bộ Giáo dục làm các trường cao đẳng sư phạm chao đảo
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện tại, cả nước hiện có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Đó là chưa kể các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ngành đào tạo giáo viên.
Theo thông tin phóng viên nhận được, mấy năm gần đây, các trường cao đẳng sư phạm không chỉ dừng lại ở những cái khó về tuyển sinh, quy hoạch mạng lưới mà các trường cao đẳng sư phạm còn “chết yểu” bởi những quy định trong các Thông tư, Công văn liên quan đến quyền lợi của các cơ sở giáo dục.
Được biết, lãnh đạo nhiều trường cao đẳng sư phạm kỳ vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương để các trường cao đẳng sư phạm địa phương được tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đặc biệt nhiệm vụ đào tạo theo hướng liên môn.
Bởi lẽ, theo thông tin phóng viên nhận được, tại Hà Nội, một số trường cao đẳng là một trong những đơn vị có uy tín đào tạo giáo viên nhưng họ không thể chen chân vào việc bồi dưỡng giáo viên thuộc trình độ từ cao đẳng trở xuống.
Do vậy, lúc này, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các địa phương thì các trường cao đẳng sư phạm, các trường cao đẳng có khoa sư phạm sẽ tham gia quá trình đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên như thế nào để có nguồn thu?
Do vậy, lúc này, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các địa phương thì các trường cao đẳng sư phạm, các trường cao đẳng có khoa sư phạm sẽ tham gia quá trình đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên như thế nào để có nguồn thu?
Tuy nhiên, chia sẻ về nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An thông tin:
Tháng 6/2017, Nhà trường đã làm đề án xin phép Bộ cho phép trường được thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng tới thời điểm này (tháng 11/2017), đề án vẫn chưa được duyệt.
Ngoài ra, tại Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT về điều kiện để các cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập có quy định:
“Điều 3. Điều kiện để cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng có nêu:
1. Về kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục:
a) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại thời điểm giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cơ sở giáo dục đã hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục”.
Như vậy có nghĩa là, trường cao đẳng sư phạm muốn được tham gia vào công tác bồi dưỡng giáo viên thì phải thực hiện kiểm định chất lượng, hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, đại diện trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An giãi bày: “Chúng tôi cũng rất muốn khẳng định thương hiệu bằng việc kiểm định chất lượng giáo dục nhưng đang gặp nhiều khó khăn”.
Được biết, những khó khăn mà nhiều cơ sở giáo dục đang gặp phải đó là về con người, cơ sở vật chất, thời gian...
Đặc biệt, để triển khai tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài thì cần phải chi những khoản tiền như tập huấn nghiệp vụ viết báo cáo, thu thập minh chứng, tư vấn học tập kinh nghiệmvà viết báo cáo...do đó công tác tự đánh giá chưa thực sự động viên các cán bộ giảng viên tham gia.
Hơn nữa, ngày 13/12/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản số 6078/BGDĐT-GDTX gửi tới các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trường Đại học lưu ý về việc quản lý trong tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
Trong đó có quy định : “Các trung tâm sát hạch bao gồm: trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học được thành lập theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học (không bao gồm trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc các trường cao đẳng), khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT thi được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin”.
Trong đó có quy định : “Các trung tâm sát hạch bao gồm: trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học được thành lập theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học (không bao gồm trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc các trường cao đẳng), khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT thi được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin”.
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ dừng việc cấp phôi chứng chỉ tin học ứng dụng A,B,C từ ngày 15/12/2016.
Thực hiện điều này, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét giao nhiệm vụ cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học để bồi dưỡng giáo viên.
Tuy nhiên theo chia sẻ của đại diện trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An, chính cụm từ “không bao gồm trung tâm tin học, trung tâm ngoại ngữ - tin học thuộc các trường cao đẳng” đã khiến các trường cao đẳng không thể được nhận nhiệm vụ này.
Thời điểm đó, hệ thống các trường cao đẳng chưa chuyển về Bộ Lao động Thương binh và xã hội nên giờ đây 33 trường cao đẳng sư phạm mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo “khai tử” cụm từ này ra khỏi văn bản số 6078/BGDĐT-GDTX để các trường có “nguồn sống”.
Cùng với đó, ngay sau khi Thông tư 21, 22, 23 về nâng hạng giáo viên có hiệu lực thì đội ngũ giáo viên là đối tượng cần bồi dưỡng là khá lớn nhưng Bộ chỉ giao 15 cơ sở được phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nâng hạng.
Với đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên khá nhiều nên lãnh đạo một số trường cao đẳng sư phạm kiến nghị, Bộ nên cho phép các trường cao đẳng sư phạm được tham gia bồi dưỡng đội ngũ này.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nhieu-van-ban-cua-Bo-Giao-duc-lam-cac-truong-cao-dang-su-pham-chao-dao-post183125.gd
Post a Comment