Header Ads

Loạt sinh vật kinh dị ẩn sâu dưới lớp băng vĩnh cửu Siberia


Tuần trước, các nhà khoa học tại vùng Pavlodar (Kazakhstan) đã phát hiện ra hộp sọ của loài kỳ lân một sừng Siberia chết cách đây 29.000 năm.


Chiếc hộp sọ của con "kỳ lân một sừng" Siberia.
Đầu của con “kỳ lân” này có nhiều đặc điểm chung giống một con tê giác hoặc voi ma mút thời kỳ tiền sử. Chiếc đầu cao 2m, dài 4,5 m, có trọng lượng nặng 4 tấn và gắn theo một chiếc sừng lớn ở giữa.
Bằng phương pháp kiểm tra carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu trường đại học Tomsk State xác định hộp sọ con quái vật lông lá này được 29.000 năm tuổi, tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết của con vật.
Bên cạnh “kỳ lân một sinh”, các nhà khoa học còn phát hiện ra hài cốt nhiều loại động vật chưa xác định kỳ dị ẩn sâu dưới lớp băng dày vĩnh cửu.
Voi ma mút
Hài cốt con voi ma mút Lyuba 42.000 năm tuổi được tìm thấy gần sông Yuribey gần dãy núi Ural (Nga) vào năm 2007 và đã được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới, thu hút được du khách đến tham quan.

Quái vật không rõ nguồn gốc

Loài sinh vật này được tìm thấy trong mỏ kim cương sâu thứ 3 trên thế giới, Udachanaya gần thành phố Udachny (Cộng hòa Sakha). Tuy loài sinh vật này vẫn chưa được xác định song có nhiều ý kiến nghi ngờ có thể bộ hài cốt thuộc về một giống khủng long hoặc phần còn lại của một loại chồn.

Thời kỳ sống của loài sinh vật này là cách đây 252 triệu năm. Chiếc răng nanh của loài sinh vật này cho thấy đây là loài động vật ăn thịt.
Con quái vật trông giống một con khủng long nhỏ.
Sư tử Siberia
Tầng băng vĩnh cửu Siberia còn là điều kiện thuận lợi giúp bảo tồn bộ hài cốt của hai con sư tử hang động đã bị tuyệt chủng từ lâu.
Hai bộ hài cốt được tìm thấy tại Cộng hòa Sakha trong năm 2015, và được ước chừng 11.700 năm tuổi.
Sư tử Siberia 11.700 năm tuổi.
Người hang động - Denisovan
Denisovan là tên được đặt cho phần hóa thạch của một cá thể thuộc chi Người, có phần gen khác với chi người Neanderthal, Cro-Magnons. Họ sống sót qua điều kiện lạnh khắc nghiệt ở Siberia bằng cách trú trong các hang động.
Lớp sọ của chi người Denisovan.

http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loat-sinh-vat-kinh-di-an-sau-duoi-lop-bang-vinh-cuu-siberia-20180103120208439.htm

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.