Liên kết đào tạo nước ngoài phải được Bộ GD-ĐT công nhận
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) để lấy ý kiến xã hội đến hết ngày 16-1-2018 trước khi trình Chính phủ. Dự thảo có rất nhiều điểm mới được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có vấn đề về hợp tác quốc tế trong GDĐH.
Nâng cao hiệu quả tự chủ
Theo dự thảo tờ trình sửa luật của Chính phủ, sau gần 5 năm thực hiện, luật đã bộc lộ những bất cập so với thực tế, đòi hỏi phải thay đổi. Lần này, Bộ GD-ĐT đề xuất sửa đổi 36/73 điều của Luật GDĐH năm 2012. Việc sửa luật nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản. Tinh thần đảm bảo tự chủ ĐH được bao trùm.
Trong số các vấn đề sửa luật lần này, đáng chú ý sẽ sửa đổi về phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, quy định về phân tầng, xếp hạng của Việt Nam hiện chưa phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới. Theo quy định của Luật GDĐH hiện hành, tiêu chuẩn phân tầng cơ sở GDĐH do Chính phủ quy định. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP, quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, việc quy định “cứng” các tiêu chí phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH theo pháp luật hiện hành chưa thực sự phù hợp, phần nào làm hạn chế quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong việc tự xác định hướng phát triển. Trong khi đó, trên thực tế, xếp hạng là công cụ để tạo thêm động lực cạnh tranh giữa các trường, cung cấp cho người học tham khảo trường phù hợp, cũng như giúp các nhà tuyển dụng lựa chọn nguồn nhân lực. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cách làm của một số quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Australia… cách thức thực hiện xếp hạng các trường ĐH theo Luật GDĐH của Việt Nam có sự khác biệt. Ở nhiều quốc gia, việc xếp hạng các cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội độc lập công bố để các bên liên quan tham khảo, đảm bảo tính khách quan hơn là do cơ quan nhà nước thực hiện. Điều đó đòi hỏi luật GDĐH cần có sự sửa đổi ở nhiều nội dung.
Do đó, dự thảo Luật GDĐH sửa đổi nêu rõ cơ sở GDĐH được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc xếp hạng cơ sở GDĐH được thực hiện bởi các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ sẽ quy định chính sách phát triển GDĐH định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng; quy định chi tiết về xếp hạng cơ sở GDĐH.
Khuyến khích đầu tư, hợp tác quốc tế
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quy định của Luật GDĐH còn nhiều điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển của GDĐH trong khu vực và trên thế giới; chưa phù hợp với các quy định của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các quy định liên quan đến chương trình, tổ chức đào tạo cần sửa đổi, bổ sung nhằm gia tăng tính dịch chuyển của sinh viên và khả năng trao đổi về đào tạo liên quốc gia; gia tăng tính dịch chuyển của giảng viên, khía cạnh quốc tế trong chương trình đào tạo, các dự án phát triển quốc tế và chương trình liên kết học thuật, chương trình hợp tác cùng nghiên cứu và cùng công bố chung kết quả nghiên cứu khoa học. Cùng với đó là phát triển các chương trình liên kết, cải tiến các chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Vì vậy, nội dung liên kết đào tạo với nước ngoài cũng được sửa đổi, bổ sung trong lần này để từng bước thực hiện hội nhập quốc tế. Theo dự thảo, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Các bên liên kết phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Trong đó, cơ sở GDĐH nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở GDĐH Việt Nam phải đảm bảo điều kiện có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục đào tạo của nước sở tại cho phép đào tạo và cấp bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng nước ngoài cấp, được Bộ GD-ĐT công nhận.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không đảm bảo điều kiện quy định thì cơ sở GDĐH phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học; bồi hoàn kinh phí cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể, thanh toán các khoản nợ thuế và khoản nợ khác. Luật cũng sẽ yêu cầu cơ sở GDĐH phải công bố công khai các thông tin liên quan về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tính pháp lý của văn bằng nước ngoài được cấp tại nước cấp bằng và tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của nhà trường và phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ người học trong quá trình công nhận văn bằng.
Đáng chú ý, dự thảo luật cũng nêu Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Bộ GD-ĐT quy định việc khuyến khích cơ sở GDĐH đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở GDĐH nước ngoài tại Việt Nam.
Theo dự thảo tờ trình sửa luật của Chính phủ, sau gần 5 năm thực hiện, luật đã bộc lộ những bất cập so với thực tế, đòi hỏi phải thay đổi. Lần này, Bộ GD-ĐT đề xuất sửa đổi 36/73 điều của Luật GDĐH năm 2012. Việc sửa luật nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ GDĐH trên các phương diện: hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản. Tinh thần đảm bảo tự chủ ĐH được bao trùm.
Trong số các vấn đề sửa luật lần này, đáng chú ý sẽ sửa đổi về phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, quy định về phân tầng, xếp hạng của Việt Nam hiện chưa phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới. Theo quy định của Luật GDĐH hiện hành, tiêu chuẩn phân tầng cơ sở GDĐH do Chính phủ quy định. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 73/2015/NĐ-CP, quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở GDĐH. Tuy nhiên, việc quy định “cứng” các tiêu chí phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH theo pháp luật hiện hành chưa thực sự phù hợp, phần nào làm hạn chế quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong việc tự xác định hướng phát triển. Trong khi đó, trên thực tế, xếp hạng là công cụ để tạo thêm động lực cạnh tranh giữa các trường, cung cấp cho người học tham khảo trường phù hợp, cũng như giúp các nhà tuyển dụng lựa chọn nguồn nhân lực. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cách làm của một số quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Australia… cách thức thực hiện xếp hạng các trường ĐH theo Luật GDĐH của Việt Nam có sự khác biệt. Ở nhiều quốc gia, việc xếp hạng các cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội độc lập công bố để các bên liên quan tham khảo, đảm bảo tính khách quan hơn là do cơ quan nhà nước thực hiện. Điều đó đòi hỏi luật GDĐH cần có sự sửa đổi ở nhiều nội dung.
Do đó, dự thảo Luật GDĐH sửa đổi nêu rõ cơ sở GDĐH được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc xếp hạng cơ sở GDĐH được thực hiện bởi các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng nhiệm vụ phù hợp, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ sẽ quy định chính sách phát triển GDĐH định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng; quy định chi tiết về xếp hạng cơ sở GDĐH.
Khuyến khích đầu tư, hợp tác quốc tế
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quy định của Luật GDĐH còn nhiều điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển của GDĐH trong khu vực và trên thế giới; chưa phù hợp với các quy định của Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Các quy định liên quan đến chương trình, tổ chức đào tạo cần sửa đổi, bổ sung nhằm gia tăng tính dịch chuyển của sinh viên và khả năng trao đổi về đào tạo liên quốc gia; gia tăng tính dịch chuyển của giảng viên, khía cạnh quốc tế trong chương trình đào tạo, các dự án phát triển quốc tế và chương trình liên kết học thuật, chương trình hợp tác cùng nghiên cứu và cùng công bố chung kết quả nghiên cứu khoa học. Cùng với đó là phát triển các chương trình liên kết, cải tiến các chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn mực quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Vì vậy, nội dung liên kết đào tạo với nước ngoài cũng được sửa đổi, bổ sung trong lần này để từng bước thực hiện hội nhập quốc tế. Theo dự thảo, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. Các bên liên kết phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình đào tạo. Trong đó, cơ sở GDĐH nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở GDĐH Việt Nam phải đảm bảo điều kiện có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục đào tạo của nước sở tại cho phép đào tạo và cấp bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng nước ngoài cấp, được Bộ GD-ĐT công nhận.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không đảm bảo điều kiện quy định thì cơ sở GDĐH phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học; bồi hoàn kinh phí cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể, thanh toán các khoản nợ thuế và khoản nợ khác. Luật cũng sẽ yêu cầu cơ sở GDĐH phải công bố công khai các thông tin liên quan về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tính pháp lý của văn bằng nước ngoài được cấp tại nước cấp bằng và tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của nhà trường và phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ người học trong quá trình công nhận văn bằng.
Đáng chú ý, dự thảo luật cũng nêu Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Bộ GD-ĐT quy định việc khuyến khích cơ sở GDĐH đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở GDĐH nước ngoài tại Việt Nam.
http://www.sggp.org.vn/lien-ket-dao-tao-nuoc-ngoai-phai-duoc-bo-gddt-cong-nhan-486849.html
Post a Comment