Header Ads

Bình Định: Tàu vỏ thép rỉ sét: Đại Nguyên Dương từ chối đền bù hơn 9 tỷ đồng cho ngư dân

5 tàu cá do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng cho ngư dân Bình Định bị hư hỏng nằm bờ sau thời gian ngắn khai thác.

Dân trí Công ty Đại Nguyên Dương đã có văn bản không đồng ý đền bù cho ngư dân tàu vỏ thép hư hỏng. Ngư dân bức xúc, còn chính quyền địa phương đang xem xét lại và sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khởi kiện doanh nghiệp này ra tòa.

Đại Nguyên Dương viện lý do khó khăn
Ngày 16/12, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định xác nhận, đã nhận được văn bản của Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (trụ sở tại Nam Định) về việc đền bù và hỗ trợ thiệt hại cho các tàu cá của ngư dân tỉnh này đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP bị hư hỏng, rỉ sét.
Nhiều tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình Định đóng theo NĐ 67 của Chính phủ bị rỉ sét nghiêm trọng khi sử dụng chỉ vài tháng.
Nhiều tàu cá vỏ thép của ngư dân Bình Định đóng theo NĐ 67 của Chính phủ bị rỉ sét nghiêm trọng khi sử dụng chỉ vài tháng.
Theo văn bản, doanh nghiệp này đề nghị UBND tỉnh Bình Định xem xét lại các khoản do ngư dân đề nghị. Đồng thời, công ty này viện ra lý do nhiều khó khăn do sự cố tàu vỏ thép bị hư hỏng nên không bồi thường cho các chủ tàu.
Cũng theo ông Hổ, hiện nay, Sở vẫn chưa nhận được văn bản của Công ty TNHH MTV Nam Triệu. “Sở sẽ làm việc lại và sẽ có quyết định vào thứ 2 tuần tới”, ông Hổ cho hay.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cho rằng máy móc, vỏ tàu do công ty đóng đều ổn định. “Việc sửa chữa, khắc phục các tàu này chậm là do ngư dân làm đơn đề nghị kiểm tra tôn đóng vỏ tàu bị chậm, công ty lại phải chờ các văn bản đồng ý sửa chữa của các cơ quan chức năng... Hơn nữa, vụ việc này đã khiến 300 công nhân nhà máy đóng tàu của chúng tôi thất nghiệp, công ty gặp nhiều khó khăn. Qua sự việc này, công ty bị ảnh hưởng uy tín rất lớn, điều này làm thiệt hại nặng nề nên sẽ không đền bù các khoản chi phí mà các chủ tàu yêu cầu”, ông Nguyên nói.
Tại buổi làm việc hôm 30/12, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thẳng thừng từ chối đền bù thiệt hại cho các chủ tàu cá.
Tại buổi làm việc hôm 30/12, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thẳng thừng từ chối đền bù thiệt hại cho các chủ tàu cá.
Trước đó, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu Công ty TNHH MTV Nam Triệu đền bù và hỗ trợ cho 14 chủ tàu với số tiền hơn 36,5 tỷ đồng. Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đền bù và hỗ trợ cho 5 chủ tàu với tổng số tiền gần 9,1 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Trần Châu cho rằng việc Công ty Đại Nguyên Dương không chịu bồi thường cho các ngư dân là không đúng luật pháp.
“Chúng tôi đang chỉ đạo cho Sở NN&PTNT mời công ty này vào làm việc lại một lần nữa. Việc này là không chấp nhận được, nói gì thì nói chứ theo luật thì họ phải đền bù cho ngư dân. Sau khi Sở làm việc, thì chúng tôi sẽ có buổi làm việc trực tiếp với phía công ty để đi đến quyết định”, ông Châu khẳng định.
Địa phương sẵn sàng hỗ trợ ngư dân khởi kiện
Ông Hà Ngọc Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) cho biết: “Công ty TNHH Đại Nguyên Dương nếu không chịu bồi thường thì chúng tôi sẽ ủng hộ việc ngư dân kiện doanh nghiệp này ra tòa án kinh tế.

Các chủ tàu cá rất bức xúc trước tuyên bố của Đại Nguyên Dương
Các chủ tàu cá rất bức xúc trước tuyên bố của Đại Nguyên Dương
Theo ông Tân nói, có nhiều hội luật gia ở TPHCM hứa sẽ đứng ra giúp ngư dân kiện ra tòa án và sẽ kiện miễn phí hoàn toàn cho ngư dân.
“Trước khi ra tòa, chúng tôi sẽ triệu tập 1 cuộc họp riêng để thông qua hội luật gia. Sau đó sẽ từng bước quyết định kiện như thế nào. Còn việc đền bù hay không thì tòa án sẽ quyết định, tôi nghĩ là doanh nghiệp sẽ phải đền bù thôi”, ông Tân cho hay.
Trong khi đó, các ngư dân rất bức xúc trước tuyên bố không bồi thường của Công ty TNHH Đại Nguyên Dương. “Nếu công ty đóng tàu không chịu bồi thường thì chúng tôi sẽ trả lại tàu” ngư dân Nguyễn Văn Lý (trú xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ) bức xúc.
Như Dân trí đã nhiều lần thông tin, tháng 3/2017, sau khi hạ thủy chưa được bao lâu, hàng loạt tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ do 2 cơ sở đóng tàu nêu trên đã bị hư hỏng nặng, nằm bờ không hoạt động được, khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất. Sau đó, các cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc, yêu cầu 2 công ty đóng tàu khẩn trương sửa chữa, khắc phục các tàu bị hư hỏng để ngư dân sớm vươn khơi, bám biển.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện số nợ ngân hàng gần 18 tỷ đồng bao gồm 8 tỷ đồng là nợ gốc và hơn 9,8 tỷ đồng nợ lãi đã quá hạn, ngư dân không có khả năng chi trả.
http://dantri.com.vn/su-kien/tau-vo-thep-ri-set-dai-nguyen-duong-tu-choi-den-bu-hon-9-ty-dong-cho-ngu-dan-20171216232504507.htm

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.